Phật pháp ứng dụng Không có gì hiện hữu

Yamaoka Tesshu, khi còn là một thiền sinh trẻ, đi viếng hết thiền sư này đến thiền sư nọ. Ngài đến thăm Dokuon của chùa Shokoku.

Muốn vội tõ sự chứng ngộ của mình, ngài nói: "Rốt ráo thì, Tâm, Phật, và chúng sinh chẳng hề hiện hữu. Thật tướng của mọi pháp là Không. Không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Không có gì để cho và không có gì để nhận."

Dokuon ngồi hút thuốc yên lặng, chẳng nói gì. Bỗng nhiên ngài dùng ống điếu bằng trúc đập Yamaoka một cái làm cho chàng thanh niên nỗi giận.

"Nếu chẳng có gì hiện hữu," Dokuon hỏi, "vậy thì cơn giận từ đâu đến?"

Xem thêm:

Không có gì hiện hữu

Phật pháp ứng dụng Không có gì hiện hữu

Yamaoka Tesshu, khi còn là một thiền sinh trẻ, đi viếng hết thiền sư này đến thiền sư nọ. Ngài đến thăm Dokuon của chùa Shokoku.

Muốn vội tõ sự chứng ngộ của mình, ngài nói: "Rốt ráo thì, Tâm, Phật, và chúng sinh chẳng hề hiện hữu. Thật tướng của mọi pháp là Không. Không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Không có gì để cho và không có gì để nhận."

Dokuon ngồi hút thuốc yên lặng, chẳng nói gì. Bỗng nhiên ngài dùng ống điếu bằng trúc đập Yamaoka một cái làm cho chàng thanh niên nỗi giận.

"Nếu chẳng có gì hiện hữu," Dokuon hỏi, "vậy thì cơn giận từ đâu đến?"

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Hãy ngủ đi

Gasan đang ngồi cạnh giường của Tekisui, ba ngày trước khi thầy mình viên tịch. Tekisui đã chọn ngài là vị kế thừa.

Ngôi chùa vừa bị cháy và Gasan bận lo tu sửa. Tekisui hỏi: "Con sẽ làm gì sau khi ngôi chùa được cất lại?"

"Khi sư phụ lành bệnh, chúng con muốn sư phụ thuyết giảng ở đó," Gasan trả lời.

"Giả sử ta không sống được đến ngày đó thì sao?"

"Thì chúng con sẽ tìm người khác vậy," Gasan đáp.

"Giả sử con không thể tìm được người khác?" Tekisui tiếp.

Gasan lớn tiếng trả lời: "Ðừng hỏi những câu vớ vẫn nữa. Hãy ngủ đi."

Xem thêm:

Hãy ngủ đi

Phật pháp ứng dụng Hãy ngủ đi

Gasan đang ngồi cạnh giường của Tekisui, ba ngày trước khi thầy mình viên tịch. Tekisui đã chọn ngài là vị kế thừa.

Ngôi chùa vừa bị cháy và Gasan bận lo tu sửa. Tekisui hỏi: "Con sẽ làm gì sau khi ngôi chùa được cất lại?"

"Khi sư phụ lành bệnh, chúng con muốn sư phụ thuyết giảng ở đó," Gasan trả lời.

"Giả sử ta không sống được đến ngày đó thì sao?"

"Thì chúng con sẽ tìm người khác vậy," Gasan đáp.

"Giả sử con không thể tìm được người khác?" Tekisui tiếp.

Gasan lớn tiếng trả lời: "Ðừng hỏi những câu vớ vẫn nữa. Hãy ngủ đi."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng An Tống kinh điển

Tetsugen, một kẻ mộ Thiền ở Nhật, quyết định ấn tống kinh Phật, lúc bấy giờ chỉ bằng Hán ngữ. Bản in tạng kinh phải được khắc bằng bản gổ đến sáu ngàn tấm, một công tác to lớn vô lường.

Tetsugen bắt đầu du hành và quyên tiền đóng góp của bá tánh thập phương. Vài kẻ có lòng, biếu ông cả trăm lượng vàng, nhưng hầu hết còn lại thì chỉ cúng vài xu. Ông cảm tạ mỗi khách bố thí lòng tri ân ngang nhau. Sau mười năm Tetsugen kiếm đũ số tiền để khởi sự công tác.

Nhưng lúc ấy sông Uji gây lụt lội. Nạn đói kéo theo. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp được để in kinh, phân phát cứu đói. Rồi ông ta lại bắt đầu đi quyên góp trở lại.

Vài năm sau, một trận ôn dịch tràn lan khắp nơi. Lần nữa, Tetsugen lại phân phát hết tiền quyên góp để cứu nhân độ thế.

Ông lại khởi công lần thứ ba, và sau mười hai năm ông đạt được ước nguyện. Bản gỗ in bộ kinh đầu tiên hiện được trưng bày tại Tu viện Obaku ở Kyoto.

Người Nhật thường truyền tụng cho con cháu nghe rằng Tetsugen đã làm ra ba bộ kinh, và rằng hai bộ đầu còn vượt trội hơn bộ chót.

Xem thêm:

An Tống kinh điển

Phật pháp ứng dụng An Tống kinh điển

Tetsugen, một kẻ mộ Thiền ở Nhật, quyết định ấn tống kinh Phật, lúc bấy giờ chỉ bằng Hán ngữ. Bản in tạng kinh phải được khắc bằng bản gổ đến sáu ngàn tấm, một công tác to lớn vô lường.

Tetsugen bắt đầu du hành và quyên tiền đóng góp của bá tánh thập phương. Vài kẻ có lòng, biếu ông cả trăm lượng vàng, nhưng hầu hết còn lại thì chỉ cúng vài xu. Ông cảm tạ mỗi khách bố thí lòng tri ân ngang nhau. Sau mười năm Tetsugen kiếm đũ số tiền để khởi sự công tác.

Nhưng lúc ấy sông Uji gây lụt lội. Nạn đói kéo theo. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp được để in kinh, phân phát cứu đói. Rồi ông ta lại bắt đầu đi quyên góp trở lại.

Vài năm sau, một trận ôn dịch tràn lan khắp nơi. Lần nữa, Tetsugen lại phân phát hết tiền quyên góp để cứu nhân độ thế.

Ông lại khởi công lần thứ ba, và sau mười hai năm ông đạt được ước nguyện. Bản gỗ in bộ kinh đầu tiên hiện được trưng bày tại Tu viện Obaku ở Kyoto.

Người Nhật thường truyền tụng cho con cháu nghe rằng Tetsugen đã làm ra ba bộ kinh, và rằng hai bộ đầu còn vượt trội hơn bộ chót.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Mưa hoa

Subhuti (Bồ Tát Quán Tự Tại) là một đệ tử của Ðức Phật Thích Ca. Ngài có khả năng thấu triệt được tiềm năng của pháp KHÔNG, quan niệm cho rằng sự vật không hiện hữu, mà do tương tác giửa chủ thể và đối tượng.

Một ngày kia Subhuti, đang hành thâm bát nhã chiếu Không dưới một đại thụ. Hoa bỗng rơi xung quanh Ngài.

"Chúng tôi xin cúng dường bài pháp về Không của Ngài," các phạm thiên thì thầm bên Ngài.

"Nhưng ta chưa nói gì về Không mà," Subhuti nói.

"Ngài chưa nói đến Không, chúng tôi chưa nghe đến Không," thiên thần trả lời.

"Ðó thực sự là Không" Và hoa đổ xuống Ngài như mưa.

Xem thêm:

Mưa hoa

Phật pháp ứng dụng Mưa hoa

Subhuti (Bồ Tát Quán Tự Tại) là một đệ tử của Ðức Phật Thích Ca. Ngài có khả năng thấu triệt được tiềm năng của pháp KHÔNG, quan niệm cho rằng sự vật không hiện hữu, mà do tương tác giửa chủ thể và đối tượng.

Một ngày kia Subhuti, đang hành thâm bát nhã chiếu Không dưới một đại thụ. Hoa bỗng rơi xung quanh Ngài.

"Chúng tôi xin cúng dường bài pháp về Không của Ngài," các phạm thiên thì thầm bên Ngài.

"Nhưng ta chưa nói gì về Không mà," Subhuti nói.

"Ngài chưa nói đến Không, chúng tôi chưa nghe đến Không," thiên thần trả lời.

"Ðó thực sự là Không" Và hoa đổ xuống Ngài như mưa.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Con đường bùn lầy

Một hôm Tanzan và Ekido cùng đi trên một con đường lầy lội. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn rơi. Qua một khúc quanh, họ gặp một người thiếu nữ xinh đẹp trong bộ kimono với đai lưng bằng lụa, ngập ngừng không băng qua đường được.

"Này cô bé," vừa nói xong, tức thì Tanzan bế cô gái sang bên kia đường.
Ekido không trò chuyện nữa cho mãi đến đêm khi hai người đến trú ở một ngôi chùa. Không còn chịu được nữa Ekido phàn nàn với Tanzan: "Chúng ta là tăng sĩ, không được đến gần phụ nữ, nhất là con gái trẻ đẹp. Nguy him lắm. Tại sao sư huynh lại phạm giới?"

"Ủa, tôi đã để cô gái ở đấy rồi mà," Tanzan nói. "Sư huynh còn mang cô ấy theo ư?"

Xem thêm:

Con đường bùn lầy

Phật pháp ứng dụng Con đường bùn lầy

Một hôm Tanzan và Ekido cùng đi trên một con đường lầy lội. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn rơi. Qua một khúc quanh, họ gặp một người thiếu nữ xinh đẹp trong bộ kimono với đai lưng bằng lụa, ngập ngừng không băng qua đường được.

"Này cô bé," vừa nói xong, tức thì Tanzan bế cô gái sang bên kia đường.
Ekido không trò chuyện nữa cho mãi đến đêm khi hai người đến trú ở một ngôi chùa. Không còn chịu được nữa Ekido phàn nàn với Tanzan: "Chúng ta là tăng sĩ, không được đến gần phụ nữ, nhất là con gái trẻ đẹp. Nguy him lắm. Tại sao sư huynh lại phạm giới?"

"Ủa, tôi đã để cô gái ở đấy rồi mà," Tanzan nói. "Sư huynh còn mang cô ấy theo ư?"

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Truyện ngắn chọn lọc

Y VĂN BẤT LIỄU NGHĨA

Thầy cùng đoàn hành hương thăm viếng một số di tích Phật giáo nam truyền ở mấy nước lân bang. Trên đường đi đến một ngôi chùa, thấy một thiếu phụ té. Thầy cúi xuống toan đỡ dậy, nào ngờ chị ta xua tay la lối, nhiều người địa phương cũng tỏ vẻ không hài lòng. Ngạc nhiên quá thầy nhờ người thông dịch hỏi taị sao. Anh ta hỏi và lập lại lời của họ:

- Tu sĩ Phật giáo không được đụng người nữ, nếu đụng chạm sẽ mất hết giới hạnh.

Thầy nhìn cả đoàn cảm thán:

- Đây là điển hình y văn bất liễu nghĩa.

ĐẠI NGÔN

Được sự nâng đỡ của quan quyền thế tục, thầy danh văn ngày càng nổi tiếng trong thiên hạ, uy lực to như núi. Người ta đồn rằng: “Muốn lên hay xuống đều phải qua tay thầy ấy!” Đám đệ tử tâng bốc, dùng toàn sáo ngữ đại ngôn:
- Sư phụ là bậc đại tu hành, đại ngộ thật xứng danh đại sư.

Có vị học giả trong một hộị nghị cười ruồi bảo:
- Phổ Hiền, Quán Âm… chỉ xưng đại sĩ. Ông ấy nhận mình đại sư, xem ra còn cao hơn. Thật đúng là thời đại đại ngôn, đại ngữ e rằng sẽ chuốc đại họa!

HỮU HẠN VÀ VÔ HẠN

Sau khi triều đình hé mở cửa một chút, kinh tế bắt đầu khấm khá, nhiều người lập hãng làm ăn khấm khá nhưng xem ra những kẻ cơ hội nhiều quá. Công ty trách nhiệm hữu hạn mọc ra như nấm sau mưa. Thực chất chỉ là “mượn đầu heo nấu cháo,” dùng bảng hiệu để lường gạt. Vì vậy nhiều công ty sáng tưng bừng khai trương, chiều âm thầm đóng cửa, ôm tiền thiên hạ bỏ trốn. Có nhà báo dũng cảm viết rằng:

- Năng lực, vốn liếng, trách nhiệm thì hữu hạn mà lòng tham, tính lưu manh và liều lĩnh thì vô hạn.

BÁO CHÍ

Đậu xưa nay chuyên viết linh tinh đủ thứ chuyện: đánh ghen, giựt chồng, chân dài, đại gia… chuyện ăn chơi tình, tiền, tù, tội… Một hôm lòng yêu nước thức dậy, Đậu lấy can đảm viết về những vấn đề dân tình, quốc sự. Mấy hôm sau Đậu bị mời đi họp. Có người lạ đến nói với Đậu rằng:

- Anh có hai con đang ăn học, mua nhà, xe trả góp… Đừng để chuyện báo chí nó làm bí cháo cơm của mình; hơn nữa bây giờ ra đường dễ bị tai nạn lắm!
Đậu về váng đầu hoa mắt nằm bẹp bỏ cả cháo cơm.

ĐẤU TRANH

Ngày còn chu du các xứ ngoại quan, bang chủ được các hồng giáo chủ chỉ giáo và truyền cho tính sắt đá máu lửa. Đặc biệt có tổ sư còn dạy: “Cái vốn không có nhưng cứ nói mãi nó sẽ thành có,” hoặc “Có đè đầu cỡi cổ thì có đấu tranh”… Nhờ vậy bang chủ về kinh dễ dàng. Dưới trào bang chủ dân ta thán ngút trời xanh, không còn đường sống nữa nên dân laị đấu tranh. Bang chủ cười gằn:

- Đấu tranh thì trâu đánh sẽ tránh đâu?

Dân kéo đến phủ đường hò hét:

- Chúng tôi đâu tránh việc đấu tranh!

GỌI MÌNH BẰNG ANH

Vương về kinh, truy sát những kẻ liên can đến cựu trào, Đô đốc may mắn trốn thoát. Ẩn thân sống chung với những người thượng ở miền thượng du. Một đêm mưa có kẻ lẻn đến lán ngài nghị. Ngài khảng khái:

- Thiên hạ vốn của chung nào phải riêng của chủ ta, dân lầm than lắm rồi, binh đao chỉ thêm tổn hại chứ có ích gì!

Dân trong vùng biết chuyện nhưng giấu kín và hết lòng che chở ngài. Họ truyền cho con trẻ câu ca dao:

- Ai cho miếu lớn hơn đình

Bậu có chồng mặc bậu, bậu vẫn gọi mình bằng anh.

Xem thêm:

Truyện ngắn chọn lọc

Phật pháp ứng dụng Truyện ngắn chọn lọc

Y VĂN BẤT LIỄU NGHĨA

Thầy cùng đoàn hành hương thăm viếng một số di tích Phật giáo nam truyền ở mấy nước lân bang. Trên đường đi đến một ngôi chùa, thấy một thiếu phụ té. Thầy cúi xuống toan đỡ dậy, nào ngờ chị ta xua tay la lối, nhiều người địa phương cũng tỏ vẻ không hài lòng. Ngạc nhiên quá thầy nhờ người thông dịch hỏi taị sao. Anh ta hỏi và lập lại lời của họ:

- Tu sĩ Phật giáo không được đụng người nữ, nếu đụng chạm sẽ mất hết giới hạnh.

Thầy nhìn cả đoàn cảm thán:

- Đây là điển hình y văn bất liễu nghĩa.

ĐẠI NGÔN

Được sự nâng đỡ của quan quyền thế tục, thầy danh văn ngày càng nổi tiếng trong thiên hạ, uy lực to như núi. Người ta đồn rằng: “Muốn lên hay xuống đều phải qua tay thầy ấy!” Đám đệ tử tâng bốc, dùng toàn sáo ngữ đại ngôn:
- Sư phụ là bậc đại tu hành, đại ngộ thật xứng danh đại sư.

Có vị học giả trong một hộị nghị cười ruồi bảo:
- Phổ Hiền, Quán Âm… chỉ xưng đại sĩ. Ông ấy nhận mình đại sư, xem ra còn cao hơn. Thật đúng là thời đại đại ngôn, đại ngữ e rằng sẽ chuốc đại họa!

HỮU HẠN VÀ VÔ HẠN

Sau khi triều đình hé mở cửa một chút, kinh tế bắt đầu khấm khá, nhiều người lập hãng làm ăn khấm khá nhưng xem ra những kẻ cơ hội nhiều quá. Công ty trách nhiệm hữu hạn mọc ra như nấm sau mưa. Thực chất chỉ là “mượn đầu heo nấu cháo,” dùng bảng hiệu để lường gạt. Vì vậy nhiều công ty sáng tưng bừng khai trương, chiều âm thầm đóng cửa, ôm tiền thiên hạ bỏ trốn. Có nhà báo dũng cảm viết rằng:

- Năng lực, vốn liếng, trách nhiệm thì hữu hạn mà lòng tham, tính lưu manh và liều lĩnh thì vô hạn.

BÁO CHÍ

Đậu xưa nay chuyên viết linh tinh đủ thứ chuyện: đánh ghen, giựt chồng, chân dài, đại gia… chuyện ăn chơi tình, tiền, tù, tội… Một hôm lòng yêu nước thức dậy, Đậu lấy can đảm viết về những vấn đề dân tình, quốc sự. Mấy hôm sau Đậu bị mời đi họp. Có người lạ đến nói với Đậu rằng:

- Anh có hai con đang ăn học, mua nhà, xe trả góp… Đừng để chuyện báo chí nó làm bí cháo cơm của mình; hơn nữa bây giờ ra đường dễ bị tai nạn lắm!
Đậu về váng đầu hoa mắt nằm bẹp bỏ cả cháo cơm.

ĐẤU TRANH

Ngày còn chu du các xứ ngoại quan, bang chủ được các hồng giáo chủ chỉ giáo và truyền cho tính sắt đá máu lửa. Đặc biệt có tổ sư còn dạy: “Cái vốn không có nhưng cứ nói mãi nó sẽ thành có,” hoặc “Có đè đầu cỡi cổ thì có đấu tranh”… Nhờ vậy bang chủ về kinh dễ dàng. Dưới trào bang chủ dân ta thán ngút trời xanh, không còn đường sống nữa nên dân laị đấu tranh. Bang chủ cười gằn:

- Đấu tranh thì trâu đánh sẽ tránh đâu?

Dân kéo đến phủ đường hò hét:

- Chúng tôi đâu tránh việc đấu tranh!

GỌI MÌNH BẰNG ANH

Vương về kinh, truy sát những kẻ liên can đến cựu trào, Đô đốc may mắn trốn thoát. Ẩn thân sống chung với những người thượng ở miền thượng du. Một đêm mưa có kẻ lẻn đến lán ngài nghị. Ngài khảng khái:

- Thiên hạ vốn của chung nào phải riêng của chủ ta, dân lầm than lắm rồi, binh đao chỉ thêm tổn hại chứ có ích gì!

Dân trong vùng biết chuyện nhưng giấu kín và hết lòng che chở ngài. Họ truyền cho con trẻ câu ca dao:

- Ai cho miếu lớn hơn đình

Bậu có chồng mặc bậu, bậu vẫn gọi mình bằng anh.

Xem thêm:
Đọc thêm..
I. Nguyên quán:

Ngài Liễu Quán tên Lê Thiệt DiOEu, quê làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Ngài mồ côi mẹ lúc sáu tuổi.

Thân sinh Ngài cho Ngài xuất gia làm đệ tử của Ngài Tế Viên Hòa Thượng, người Trung Hoa.

II. Sự nghiệp tu hành:


Phật pháp ứng dụng Ngài Liễu Quán

Được 7 năm thì Hòa Thượng Tế Viên viên tịch. Ngài ra Thuận Hóa tham học với Ngài Giác Phong ở chùa Bảo Quốc. Một năm sau (1691) Ngài trở về quê để phụng dưỡng cha già. Sau khi phụ thân mất (1695) Ngài trở lại Thuận hóa thọ Sa di giới với Ngài Thạch Liêm. Năm 1679 Ngài thọ Cụ túc giới với Ngài Từ Lâm. Năm 1699 Ngài đi tham lễ khắp nơi để bồi dưỡng cho sự tu hành. Năm 1702 Ngài đến Long sơn cầu học tham thuyền với Ngài Tử Dung (Tổ khai sơn chùa Từ Đàm) . Liên tiếp mấy năm 1733 đến 1735 Ngài đã dự 4 lễ lớn về

Đại giới đàn. Năm 1740, Ngài chủ trì đàn Long Hoa truyền giới, sau đó Ngài trở về núi Thiên Thai dựng am thảo ẩn náu tu hành, nay là chùa Thuyền Tôn. Năm 1742 Ngài thọ bệnh. Khi sắp lâm chung, Ngài gọi môn đồ lại dạy rằng: "Nhân duyên đã hết, ta sắp chết đây." Khi thấy môn đồ khóc, Ngài dạy: "Các người khóc làm gì? Các đức Phật ra đời còn nhập Niết Bàn, ta nay đi đến rõ ràng, về tất có chỗ, các người không nên khóc và đừng nên buồn thảm." Kế đó Ngài viết bài kệ từ biệt:

"Thất thập dư niên thế giới trung 
Không không sắc sắc diệc dung thông 
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn man vấn tổ tông."

(Ngoài bảy mươi năm trong thế giới 
Không không sắc sắc thảy dung thông 
Ngày nay nguyện mãn về nơi cũ
Nào phải ân cần hỏi tổ tông).

Viết bài kệ xong, Ngài bảo môn đồ: "Sau khi ta đi, các ngươi phải nghĩ cơn vô thường nhanh chóng, cần phải siêng năng tu học, các người  cố  gắng  tiến  tới,  chớ bỏ quên lời ta."

III. Ảnh hưởng đạo đức:

Ngài Liễu Quán là một vị danh đức tu hành, có công khai hóa hơn hết. Nhờ Ngài mà ảnh hưởng phái Lâm-Tế lan rộng từ Trung đến Nam nước Việt và trở thành một nhánh lớn gọi là Liễu Quán. Ngài là một danh Tăng Việt Nam đắc đạo được tuyên xưng là vị tổ đầu tiên. 

Ngày 22 tháng 11 năm Nhâm Tuất (1742), sau khi dùng nước trà xong, Ngài vui vẻ từ biệt môn đồ, tiêu diêu thoát hóa. Vua Minh Vương được tin liền ban Thụy hiệu là Đạo Hạnh Thụy "Chánh Giác Viên Ngộ Hòa Thượng." Ngài là đời thứ 35 dòng Lâm Tế chánh tôn, khai sơn chùa Thiên Thai Thuyền Tôn Huế.

Xem thêm:

Ngài Liễu Quán

I. Nguyên quán:

Ngài Liễu Quán tên Lê Thiệt DiOEu, quê làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Ngài mồ côi mẹ lúc sáu tuổi.

Thân sinh Ngài cho Ngài xuất gia làm đệ tử của Ngài Tế Viên Hòa Thượng, người Trung Hoa.

II. Sự nghiệp tu hành:


Phật pháp ứng dụng Ngài Liễu Quán

Được 7 năm thì Hòa Thượng Tế Viên viên tịch. Ngài ra Thuận Hóa tham học với Ngài Giác Phong ở chùa Bảo Quốc. Một năm sau (1691) Ngài trở về quê để phụng dưỡng cha già. Sau khi phụ thân mất (1695) Ngài trở lại Thuận hóa thọ Sa di giới với Ngài Thạch Liêm. Năm 1679 Ngài thọ Cụ túc giới với Ngài Từ Lâm. Năm 1699 Ngài đi tham lễ khắp nơi để bồi dưỡng cho sự tu hành. Năm 1702 Ngài đến Long sơn cầu học tham thuyền với Ngài Tử Dung (Tổ khai sơn chùa Từ Đàm) . Liên tiếp mấy năm 1733 đến 1735 Ngài đã dự 4 lễ lớn về

Đại giới đàn. Năm 1740, Ngài chủ trì đàn Long Hoa truyền giới, sau đó Ngài trở về núi Thiên Thai dựng am thảo ẩn náu tu hành, nay là chùa Thuyền Tôn. Năm 1742 Ngài thọ bệnh. Khi sắp lâm chung, Ngài gọi môn đồ lại dạy rằng: "Nhân duyên đã hết, ta sắp chết đây." Khi thấy môn đồ khóc, Ngài dạy: "Các người khóc làm gì? Các đức Phật ra đời còn nhập Niết Bàn, ta nay đi đến rõ ràng, về tất có chỗ, các người không nên khóc và đừng nên buồn thảm." Kế đó Ngài viết bài kệ từ biệt:

"Thất thập dư niên thế giới trung 
Không không sắc sắc diệc dung thông 
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn man vấn tổ tông."

(Ngoài bảy mươi năm trong thế giới 
Không không sắc sắc thảy dung thông 
Ngày nay nguyện mãn về nơi cũ
Nào phải ân cần hỏi tổ tông).

Viết bài kệ xong, Ngài bảo môn đồ: "Sau khi ta đi, các ngươi phải nghĩ cơn vô thường nhanh chóng, cần phải siêng năng tu học, các người  cố  gắng  tiến  tới,  chớ bỏ quên lời ta."

III. Ảnh hưởng đạo đức:

Ngài Liễu Quán là một vị danh đức tu hành, có công khai hóa hơn hết. Nhờ Ngài mà ảnh hưởng phái Lâm-Tế lan rộng từ Trung đến Nam nước Việt và trở thành một nhánh lớn gọi là Liễu Quán. Ngài là một danh Tăng Việt Nam đắc đạo được tuyên xưng là vị tổ đầu tiên. 

Ngày 22 tháng 11 năm Nhâm Tuất (1742), sau khi dùng nước trà xong, Ngài vui vẻ từ biệt môn đồ, tiêu diêu thoát hóa. Vua Minh Vương được tin liền ban Thụy hiệu là Đạo Hạnh Thụy "Chánh Giác Viên Ngộ Hòa Thượng." Ngài là đời thứ 35 dòng Lâm Tế chánh tôn, khai sơn chùa Thiên Thai Thuyền Tôn Huế.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật Pháp Ứng Dụng Lục bát không đề

I.
Thỏng tay buông những lụy phiền 
Chậm sâu hơi thở trên triền trầm luân 
Lắng lòng trong giọt tham sân
Là khi thiền vị đã gần nơi tâm

II.
Thấy trong tiền kiếp xa xăm
Là bao ngày tháng u trầm sắc không 
Tử sinh ngụp lặn giữa giòng
Sắc - không - vẫn - cứ - sắc - không - nối - liền

III.
Từ nơi trùng khởi nhân duyên 
Bước đi đi mãi về miền Chân Như 
Thấy đời là cõi huyễn hư
Thấy Chân Như vẫn Chân Như đó mà

IV.
Vô minh rớt lại Ta Bà
Soi trong tự tánh thấy ta lại về 
Thoát ra từ vực u mê
Vô thường được mất có hề chi đâu.

Xem thêm:

Lục bát không đề

Phật Pháp Ứng Dụng Lục bát không đề

I.
Thỏng tay buông những lụy phiền 
Chậm sâu hơi thở trên triền trầm luân 
Lắng lòng trong giọt tham sân
Là khi thiền vị đã gần nơi tâm

II.
Thấy trong tiền kiếp xa xăm
Là bao ngày tháng u trầm sắc không 
Tử sinh ngụp lặn giữa giòng
Sắc - không - vẫn - cứ - sắc - không - nối - liền

III.
Từ nơi trùng khởi nhân duyên 
Bước đi đi mãi về miền Chân Như 
Thấy đời là cõi huyễn hư
Thấy Chân Như vẫn Chân Như đó mà

IV.
Vô minh rớt lại Ta Bà
Soi trong tự tánh thấy ta lại về 
Thoát ra từ vực u mê
Vô thường được mất có hề chi đâu.

Xem thêm:
Đọc thêm..